Hội chứng ngừng thở khi ngủ tắc nghẽn (OSA) là gì?
I. ĐỊNH NGHĨA
Theo hiệp hội giấc ngủ của Mỹ, hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ được định nghĩa khi có sự xuất hiện những tiêu chuẩn A hoặc B và tiêu chuẩn C:
A.Buồn ngủ ban ngày quá mức không giải thích được bằng các nguyên nhân khác
B.≥ 2 tiêu chuẩn sau không giải thích được bằng các nguyên nhân khác:
- Ngáy nặng, hàng ngày
- Cảm giác ngộp thở, thắt nghẹt trong khi ngủ
- Ngủ không bồi sức
- Mệt mỏi ban ngày
- Khó tập trung
- Tiểu đêm (ít nhất 1 lần/đêm)
C. Đo đa kí hô hấp hoặc đa kí giấc ngủ có chỉ số AHI (chỉ số ngừng thở, giảm thở trung bình trong 1 giờ ngủ) ≥ 5/h
II. TRIỆU CHỨNG
Triệu chứng ban đêm |
Triệu chứng ban ngày |
+ Ngủ ngáy + Thức dậy do ngộp thở + Thức dậy nhiều lần, thường xuyên mất ngủ + Giấc ngủ không bồi sức + Tiểu đêm (>1 lần/ đêm) + Ngừng thở được nhận thấy bởi những người xung quanh + Ngủ kích thích vật vã +Vã mồ hôi ban đêm |
+ Buồn ngủ ban ngày quá mức không giải thích được bằng các nguyên nhân khác + Mệt mỏi ban ngày + Rối loạn nhận thức (mất tập trung, chú ý, trí nhớ) + Đau đầu buổi sáng + Rối loạn tính tình + Rối loạn chức năng tình dục |
--> Tìm hểu thêm:
https://shopyte.org/top-5-may-tro-tho-tot-nhat-dieu-tri-ngung-tho-khi-ngu
"CPAP" LÀ GÌ?
III. CHẨN ĐOÁN
Trong trường hợp bệnh nhân nghi ngờ bị hội chứng ngừng thở khi ngủ, tuỳ từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ yêu cầu đo đa kí hô hấp hoặc đa kí giấc ngủ để chẩn đoán bệnh.
Đa kí hô hấp là xét nghiệm cho phép ghi lại những dấu hiệu hô hấp trong khi bệnh nhân ngủ. Nó được dùng để chẩn đoán và theo dõi hội chứng ngừng thở khi ngủ (ghi lại số cơn ngừng thở ban đêm và thời gian của mỗi cơn ngừng thở).
Đa kí giấc ngủ là xét nghiệm cho phép ghi lại những dấu hiệu giấc ngủ và hô hấp trong khi bệnh nhân ngủ từ đó bác sĩ có thể biết được những thay đổi khác nhau về sóng điện não (cơ sở để đánh giá giai đoạn ngủ nông hay ngủ sâu, vi thức), nhịp thở, nhịp tim, cử động của mắt, chân hoặc cánh tay,… của bệnh nhân trong khi ngủ. Đa kí giấc ngủ ngoài việc chẩn đoán bệnh nhân có hội chứng ngừng thở khi ngủ còn phát hiện thêm được những rối loạn giấc ngủ và những bất thường cử động chân trong khi ngủ
IV. ĐIỀU TRỊ
Hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ là bệnh mạn tính không thể tự khỏi nên việc điều trị phải duy trì lâu dài như bệnh tăng huyết áp hay đái tháo đường. Hiện tại không có thuốc nào hiệu quả để điều trị hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ.
Tuỳ vào triệu chứng của bệnh nhân và mức độ nặng của ngừng thở mà bác sĩ quyết định lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau. Các biện pháp chính:
- Giảm cân đối với những bệnh nhân thừa cân, béo phì
- Điều trị bằng tư thế nằm ngủ (nằm nghiêng khi ngủ)
- Đeo dụng cụ đẩy hàm dưới ra phía trước khi ngủ
- Phẫu thuật để giải quyết tắc nghẽn (Amidan quá phát, lệch vách ngăn mũi, …)
- Thở máy khi nằm ngủ là phương pháp điều trị quan trọng, giúp cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh
Ảnh minh họa người bệnh thở máy tại nhà
Link máy trợ thở tại Shopyte.org: https://shopyte.org/may-tro-tho
V. PHÒNG BỆNH
Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt (như tránh hút thuốc lá, tránh sử dụng đồ uống có cồn, tập luyện thể dục thể thao và thực hiện giảm cân đôí với người béo phì, phát hiện sớm những tắc nghẽn có thể giải quyết được như amydal quá phát) bệnh nhân cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời tránh những hậu quả do hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ gây nên.
Nguồn: Ths.BS. Lê Thị Ba - Trung tâm Hô Hấp, Bệnh viện Bạch Mai
Thở máy khi ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh lý ngừng thở khi ngủ. Các bạn có thể tham khảo các dòng máy trợ thở chính hãng do Shopyte.org nhập khẩu, phân phối tại link: https://shopyte.org/may-tro-tho
Viết bình luận