Các phương pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD - Chronic Obstructive Pulmonary Disease) là một dạng bệnh khiến bạn khó thở. Khi đó đường thở hẹp có thể khiến bạn ho, khò khè và cảm thấy khó thở. Bên cạnh đó căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến cách bạn tập thể dục, làm việc và thực hiện các hoạt động hàng ngày khác.
Cho đến nay mục tiêu trong điều trị bệnh COPD là giúp bạn thở dễ dàng và đưa bạn trở lại các hoạt động thường xuyên hơn. Thông thường bác sĩ có một số lựa chọn để điều trị căn bệnh này:
Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn
Những loại thuốc này hoạt động nhanh chóng để thư giãn các cơ xung quanh đường thở và làm giảm các triệu chứng như ho - khó thở. Và bạn có thể dùng thuốc dạng ống hít. Thông thường các tác dụng của thuốc chỉ kéo dài trong khoảng 4 đến 6 giờ. Do đó bạn chỉ sử dụng thuốc khi có triệu chứng, hoặc trước khi tập thể dục.
Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài
Những loại thuốc này cũng làm thư giãn các cơ xung quanh đường thở, nhưng tác dụng của chúng kéo dài đến 12 giờ. Và bạn chỉ cần dùng chúng với ống hít mỗi ngày để ngăn ngừa các triệu chứng:
Tác dụng phụ bao gồm:
- Táo bón.
- Khô miệng.
- Tim đập nhanh.
- Nhức đầu.
- Chuột rút cơ bắp.
- Rung.
Steroid
Những loại thuốc này làm giảm tình trạng viêm trong đường thở. Bạn thường dùng thuốc bằng dạng ống hít. Hiện tại steroid dạng hít có thể giúp ích nếu bạn có nhiều đợt bùng phát bệnh COPD. Hoặc bạn có thể dùng steroid dưới dạng thuốc viên nếu các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên thuốc steroid, đặc biệt là steroid đường toàn thân có rất nhiều tác dụng phụ nên cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.
Các nhóm thuốc khác: Roflumilast, Theophylline, Kháng sinh khi có dấu hiệu của nhiễm trùng
Phục hồi chức năng phổi
Phục hồi phổi là một chương trình giúp bạn quản lý bệnh COPD. Chương trình này có thể giúp bạn giảm bớt khó thở, tập thể dục dễ dàng hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tại bệnh viện hoặc phòng khám, bạn sẽ làm việc với một nhóm bác sĩ, y tá, chuyên gia dinh dưỡng, vật lý trị liệu và bác sĩ trị liệu hô hấp.
Trong chương trình này, bạn sẽ học cách:
- Giữ cho phổi khỏe mạnh.
- Tập thể dục mà không bị hụt hơi.
- Ăn đúng cách.
- Hít thở dễ dàng hơn.
- Cảm thấy tốt hơn về mặt cảm xúc và thể chất.
Thở máy, thở oxy dài hạn tại nhà
Các bệnh nhân mắc COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) ở giai đoạn muộn sẽ không tự thở để lấy Oxy vào phổi, vì vậy cần có máy trợ thở và máy tạo oxy để hỗ trợ và cung cấp thêm oxy cho hệ hô hấp. Việc thở máy và thở oxy tại nhà dựa trên kết quả khí máu động mạch, siêu âm tim, công thức máu… và phải được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa Hô Hấp.
Hình ảnh minh họa bệnh nhân dùng máy trợ thở tại nhà
Tiêm phòng
Tiêm phòng cúm, phế cầu để giảm số lần bùng phát bệnh COPD mà bạn có. Vì vậy hãy hỏi bác sĩ xem bạn có được nên chủng ngừa viêm phổi hay không.
Phẫu thuật
Tuy nhiên nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả và bệnh COPD của bạn trở nên nghiêm trọng, bạn có thể cần một trong những phẫu thuật này để điều trị: phẫu thuật cắt bỏ bóng kén khí, phẫu thuật giảm thể tích phổi, ghép phổi…
Thay đổi lối sống
- Bỏ thuốc lá, thuốc lào
- Tránh tiếp xúc với môi trường khói bụi
- Tập thể dục phù hợp với khả năng gắng sức
- Dinh dưỡng hợp lý
- Giữ gìn vệ sinh vùng răng hàm mặt, tai-mũi-họng
Quý khách cần thêm thông tin về máy tạo oxy và máy trợ thở cho bệnh nhân COPD xin vui lòng vào đường link bên dưới:
https://shopyte.org/may-tro-tho
https://shopyte.org/may-tao-oxy
Viết bình luận